Quản lý tài nguyên rừng (Kiểm lâm)

Đại học Lâm nghiệp
4 Năm Thời gian
14,000,000 đ/năm Học phí
Chính quy Loại hình đào tạo
Công lập Loại hình trường
Điểm thi THPT / Học bạ / ĐGNL / Tuyển thẳng Phương thức xét tuyển
Đại học Trình độ

Giới thiệu

Ngành Quản lý tài nguyên rừng (còn gọi là ngành Kiểm lâm) là ngành học nghiên cứu về cách thức quản lý, bảo vệ và phát triển tài nguyên rừng một cách bền vững. Ngành này trang bị kiến thức từ sinh thái rừng đến luật pháp, kỹ thuật quản lý, và các công cụ hiện đại như GIS, viễn thám, nhằm bảo vệ rừng trước nguy cơ suy thoái và khai thác trái phép.
Tổng quan chương trình

- Mục tiêu đào tạo: Đào tạo kỹ sư Quản lý tài nguyên rừng có phẩm chất chính trị, có đạo đức tư cách, có đủ trình độ, năng lực, ngoại ngữ đáp ứng nhu cầu của xã hội trong sự nghiệp phát triển nông thôn, bảo vệ phát triển tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường và hội nhập quốc tế với chức năng chủ yếu: Quy hoạch quản lý, bảo tồn đa dạng sinh học rừng; Quản lý sinh vật hại rừng và lửa rừng; Xây dựng và tổ chức thực hiện giải pháp bảo vệ, phát triển và sử dụng tài nguyên rừng; Xây dựng và tổ chức thực hiện các biện pháp quản lý rừng bền vững, quản lý lưu vực, quản lý môi trường rừng, giảm thiểu và thích ứng với biến đổi khí hậu; Giám sát, đánh giá diễn biến tài nguyên rừng và môi trường.
- Thời gian: 4 năm
- Bằng cấp: Kỹ sư

Phương thức xét tuyển

- Phương thức 1 (mã 200): Xét kết quả học tập THPT (Xét học bạ)
- Phương thức 2 (mã 100): Xét kết quả thi tốt nghiệp THPT;
- Phương thức 3 (mã 301, 303): Xét tuyển thẳng (Theo Quy định của Bộ GD&ĐT và của Trường ĐHLN);
- Phương thức 4 (mã 402): Xét kết quả thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Bách Khoa và các cơ sở đào tạo có liên quan,…

Học phí
450.000 – 530.000 VND / tín chỉ
Cơ hội nghề nghiệp

– Các cơ quan quản lý rừng đặc dụng và rừng phòng hộ như Vườn quốc gia, Khu bảo tồn thiên nhiên, Bảo vệ rừng chuyên trách trong các Ban Quản lý rừng phòng hộ, Công ty Lâm nghiệp
– Cơ quan quản lý nhà nước về tài nguyên rừng và môi trường các cấp, như Kiểm Lâm, Tài nguyên Môi trường, Hải quan, Cảnh sát môi trường …
– Các doanh nghiệp nhà nước như công ty lâm nghiệp, công ty công viên, cây xanh…
– Các tập đoàn kinh tế và doanh nghiệp tư nhân về nông lâm nghiệp, cảnh quan đô thị…
– Các tổ chức phi chính phủ như WWF, ENV, Birdlife, IUCN, SNV, FFI…
– Cán bộ giảng dạy và nghiên cứu tại các trường đại học, cao đẳng, viện, trung tâm nghiên cứu có giảng dạy và nghiên cứu về lâm nghiệp và phát triển nông thôn.
– Thực tập sinh tại nhiều nước như: Nhật Bản, Hàn Quốc, Bỉ, Israel…