Quản lí tài nguyên thiên nhiên ( học bằng tiếng Anh )

Đại học Lâm nghiệp
4 Năm Thời gian
14,000,000 đ/năm Học phí
Chính quy Loại hình đào tạo
Công lập Loại hình trường
Điểm thi THPT / Học bạ / ĐGNL / Tuyển thẳng Phương thức xét tuyển
Đại học Trình độ

Giới thiệu

Ngành quản lý tài nguyên thiên nhiên (chương trình chuẩn) tại trường Đại học Lâm nghiệp là ngành đào tạo kế thừa của trường Đại học bang Colorado, Hoa Kỳ. Chương trình đào tạo đã được điều chỉnh sao cho phù hợp với thực tế tại Việt Nam. Chương trình đào tạo này nhằm đào tạo ra những kỹ sư có một nền kiến thức rộng về việc sử dụng và quản lý tài nguyên thiên nhiên (TNTN)
Tổng quan chương trình

- Mục tiêu đào tạo: Ngành này cung cấp cho sinh viên kiến thức về sinh học, khoa học tự nhiên và xã hội để giải quyết các vấn đề chung trong quản lý tài nguyên thiên nhiên, kiến thức về lĩnh vực như bảo tồn nguồn gen, đa dạng sinh học, quản lý tài nguyên, kỹ thuật lâm sinh, quản lý lưu vực, quản lý các vườn quốc gia, khu bảo tồn…, kiến thức về thiết kế, đánh giá các thành phần, các hệ thống hoặc các quá trình liên quan đến tài nguyên sinh vật và tài nguyên có khả năng tự tái tạo. Thu nhận, phân tích, biên dịch các dữ liệu về tài nguyên thiên nhiên.
- Thời gian: 4 năm
- Bằng cấp: Kỹ sư

Phương thức xét tuyển

- Phương thức 1 (mã 200): Xét kết quả học tập THPT (Xét học bạ)
- Phương thức 2 (mã 100): Xét kết quả thi tốt nghiệp THPT;
- Phương thức 3 (mã 301, 303): Xét tuyển thẳng (Theo Quy định của Bộ GD&ĐT và của Trường ĐHLN);
- Phương thức 4 (mã 402): Xét kết quả thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Bách Khoa và các cơ sở đào tạo có liên quan,…

Học phí
850.000 VND/ tín chỉ
Cơ hội nghề nghiệp

Kỹ sư quản lý tài nguyên thiên nhiên có thể làm việc ở các cơ quan, tổ chức như sau:
(1) Các cơ quan quản lý rừng đặc dụng: Vườn quốc gia, Khu bảo tồn thiên nhiên, Khu dự trữ sinh quyển, DAMSAR,…
(2) Cục Kiểm lâm, Tổng cục Lâm nghiệp, Cục Bảo vệ thực vật, Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường, Cục bảo tồn đa dạng sinh học… thuộc Bộ Nông nghiệp và PTNT, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Khoa học và Công nghệ; các sở Nông nghiệp và PTNT, Sở Tài nguyên và Môi trường… cấp tỉnh.
(3) Các trường đại học, các viện nghiên cứu, các cơ sở đào tạo về quản lý TNTN, như Trường Đại học Lâm nghiệp, Đại học Nông Lâm thành phố HCM,… Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam, Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật…
(4) Các doanh nghiệp, các tổ chức chính phủ và phi chính phủ có các hoạt động liên quan đến tài nguyên thiên nhiên: Tổng công ty Lâm nghiệp Việt Nam (Vinafor), WWF, ENV, Birdlife, IUCN, SNV, FFI,…